Tuesday, July 2, 2013

ASEAN không thể lớn mạnh nếu không giải quyết vấn đề Biển Đông Biển Đông Tin khác ASEAN không thể lớn mạnh nếu không giải quyết vấn đề Biển Đông Aquino hoan nghênh Mỹ, Nhật truy cập các căn cứ quân sự Philippines Thực hiện đầy đủ DOC khi chờ COC là bắt buộc để ổn định Biển Đông Philippines sẽ hiện đại hóa không quân để khỏi bị Trung Quốc bắt nạt Ngoại trưởng Ấn Độ: Không thể chấp nhận sử dụng vũ lực ở Biển Đông Philippines: Trung Quốc chỉ dọa mồm chứ không dám gây chiến Biển Đông TQ chụp mũ Philippines "rải truyền đơn" ở Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN Hậu phản công của Philippines, Trung Quốc đồng ý tham vấn COC Philippines phản công Trung Quốc ngay tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 40% khủng bố quốc tế đang ở Syria, Damascus chia sẻ tình báo với TQ Mỹ: Hezbollah đang đặt tương lai của Li-Băng vào tình trạng nguy hiểm 3.500 tấn vũ khí đã được chuyển cho phiến quân Syria EU từ chối đưa Hezbollah vào danh sách khủng bố Trung Quốc đổ lỗi cho phiến quân Syria xâm nhập gây bạo loạn Tân Cương Bahrain kêu gọi Iran giúp đỡ ép lực lượng Hezbollah rời khỏi Syria Tướng Iran: Mỹ đang biến Syria thành nơi trú ẩn của al-Qaeda Kissinger: Mỹ không còn hy vọng gì trong việc lật đổ Tổng thống Syria Nga - Trung Quốc - Iran đang "chống lưng" cho chính quyền Assad Thích Kiến Quốc: Cần hạ nhiệt "thùng thuốc súng châu Á" "Phát biểu của Thích Kiến Quốc ở đối thoại Shangri-la thật sáo rỗng!" Thích Kiến Quốc: Gần 30 năm quân đội Trung Quốc chưa đánh nhau!? Hậu Shangri-la: Canada quan tâm đến những gây hấn của TQ ở Biển Đông Trung Quốc muốn đánh lạc hướng dư luận về Biển Đông tại Shangri-la 12 Tranh chấp Biển Đông để đời sau giải quyết - kế hoãn binh xảo quyệt Shangri-la: Những điểm nổi bật trong phát biểu của Bộ trưởng QP Nhật Bên lề Shangri-la: Mỹ - Nhật - Úc chia sẻ những lo ngại về Trung Quốc Shangri-la: Trung Quốc sẽ ngoan cố không rút khỏi Bãi Cỏ Mây Triều Tiên: "Phi hạt nhân hóa sẽ không xảy ra" Triều Tiên bắn 4 tên lửa trước khi Tổng thống Hàn Quốc thăm Bắc Kinh Triều Tiên chỉ trích kêu gọi từ bỏ hạt nhân của Tổng thống Hàn Quốc 100.000 mã truy cập trang web Phủ Tổng thống Hàn Quốc bị bẻ khóa Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đến Brunei dự Diễn đàn khu vực ASEAN Triều Tiên kéo rocket đa nòng cỡ lớn ra biên giới, Seoul vào tầm ngắm Triều Tiên: Hàn Quốc sẽ khốn khổ nếu thả truyền đơn chống Bình Nhưỡng Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên sẽ đi Nga bàn về vấn đề hạt nhân Cận cảnh thiết kế sân bay quốc tế mới 200 triệu USD của Triều Tiên


Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei

Tờ The Nation xuất bản tại Thái Lan ngày 3/7 có bài phân tích về vai trò của Thái Lan trong việc tìm kiếm giải pháp cho những bế tắc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông nhằm tránh một "thảm họa ngoại giao" lặp lại như những gì đã xảy ra tại Campuchia hồi năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không ra được tuyên bố chung vì những mâu thuẫn giữa Philippines và Trung Quốc.

Không ai muốn "thảm họa ngoại giao" này lặp lại trong năm nay. Tranh chấp Biển Đông không nên là vấn đề chia rẽ nội khối phá vỡ uy tín của ASEAN cũng như quan hệ đối tác ASEAN - Trung Quốc.

Bắc Kinh đã có những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với các nước láng giềng Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei trong một thời gian dài với tuyên bố chủ quyền (phi lý, phi pháp - PV) trên nhiều khu vực chồng lấn ở Biển Đông.

Căng thẳng, đối đầu, thậm chỉ là đụng độ đã diễn ra nhiều lần trong những năm qua.

Vấn đề Biển Đông đã trở thành một khía cạnh nhạy cảm trong mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong một thời gian dài. Tuy nhiên sự thật Biển Đông không phải vấn đề duy nhất trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc, nhưng lại là một vấn đề không nhỏ.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow nhận định, ASEAN không thể phát triển và lớn mạnh nếu như không giải quyết được vấn đề Biển Đông.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow

Các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông có những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề, trong đó Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương trong khi nhiều nước thành viên ASEAN muốn tìm kiếm sự thống nhất trong khối và  ASEAN phải có cùng tiếng nói với Trung Quốc, trong khi một số khác không xem đó là vấn đề của họ.

ASEAN muốn có một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) như phương châm gắn kết nội khối và đảm bảo hòa bình ở Biển Đông trong một thời gian dài, giấc mơ này đã không trở thành sự thật.

Điều tốt nhất mà ASEAN có thể làm là ký với Trung Quốc một Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 gọi tắt là DOC.

DOC thừa nhận có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và điều 4 quy đinh các bên liên quan giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng biện pháp hòa bình mà không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Tuy nhiên vẫn còn những tranh chấp, căng thẳng và đối đầu, thậm chí bạo lực ở Biển Đông trong thập kỷ qua sau khi đã ký DOC.

Do đó ASEAN đi đến kết luận rằng rất cần một thỏa thuận mang tính ràng buộc về Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), và gánh nặng này đang trên vai Thái Lan với vai trò điều phối viên ASEAN - Trung Quốc, The Nation nhận định.

Thái Lan có thể đảm nhiệm tốt vai trò này bởi nó không phải một bên có tranh chấp ở Biển Đông và có thể phản ứng mềm mại với các bên tranh chấp.

Việc ASEAN và Trung Quốc ngồi lại để tham vấn về COC không phải là bước đột phá ngoại giao, nhưng có thể được xem như một thành tựu, The Nation kết luận.




Source : giaoduc[dot]net[dot]vn

No comments:

Post a Comment