Monday, July 8, 2013

Báo Malaysia: Trung Quốc có thể phát động chiến tranh vì dầu mỏ Biển Đông Tin khác Báo Malaysia: Trung Quốc có thể phát động chiến tranh vì dầu mỏ Không có chuyện Trung Quốc từ bỏ tham vọng chiếm đoạt Scarborough Sự xảo quyệt của Trung Quốc ở Biển Đông đang qua mặt dư luận? La Viện: Vong chiến tất nguy, hiếu chiến tất vong Tại sao Trung Quốc thích gây sự với Philippines ở Biển Đông? ASEAN ngày càng thống nhất, Campuchia đã biết "sửa sai" ở Biển Đông Rosario: Philippines không chấp những tuyên bố của La Viện Sau "khẩu chiến" tại ASEAN, Rosario mời Vương Nghị thăm Philippines Cảnh sát biển Philippines nóng lòng chờ mua 10 tàu tuần tra Nhật Bản Phiến quân Syria hiện đang rất yếu Quân đội Syria tiêu diệt, tịch thu hàng loạt vũ khí của quân nổi dậy Đối phó với Assad chưa xong, phiến quân Syria lại đụng độ al-Qaeda Cựu tù nhân được bầu làm thủ lĩnh phiến quân Syria Bị quân Assad vây khốn tại Homs, phiến quân Syria cầu viện khẩn cấp Phiến quân Syria họp bầu lãnh đạo mới, Mỹ viện trợ tên lửa chống tăng Assad: Phương Tây đã dùng hết chiêu bài tại Syria Assad: Phương Tây đang mượn tay Syria tiêu diệt các nhóm khủng bố Canada mở cửa cho 1.300 người tị nạn Syria Thanh niên bị sát hại dã man vì ăn mừng Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Putin: Ai Cập đang ở bên bờ vực nội chiến giống như Syria Mỹ đã báo cho ông Morsi về cuộc đảo chính trước 1 giờ? Tổng thư ký LHQ kêu gọi quân đội Ai Cập bảo vệ người biểu tình Mỹ vẫn né nhắc cụm từ "đảo chính quân sự" lật đổ Tổng thống Ai Cập Tổng thống Syria Assad ca ngợi cuộc đảo chính quân sự ở Ai Cập Ảnh: Thiết giáp và binh lính Ai Cập đổ ra đường sau cuộc đảo chính Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon không lên án cuộc đảo chính tại Ai Cập Quân đội - an ninh Ai Cập tranh giành kiểm soát các đài truyền hình Triều Tiên: "Phi hạt nhân hóa sẽ không xảy ra" Triều Tiên bắn 4 tên lửa trước khi Tổng thống Hàn Quốc thăm Bắc Kinh Triều Tiên chỉ trích kêu gọi từ bỏ hạt nhân của Tổng thống Hàn Quốc 100.000 mã truy cập trang web Phủ Tổng thống Hàn Quốc bị bẻ khóa Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đến Brunei dự Diễn đàn khu vực ASEAN Triều Tiên kéo rocket đa nòng cỡ lớn ra biên giới, Seoul vào tầm ngắm Triều Tiên: Hàn Quốc sẽ khốn khổ nếu thả truyền đơn chống Bình Nhưỡng Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên sẽ đi Nga bàn về vấn đề hạt nhân Cận cảnh thiết kế sân bay quốc tế mới 200 triệu USD của Triều Tiên


Trung Quốc kéo dàn khoan khổng lồ ra Biển Đông

Tển   Daily News xuất bản tại Malaysia hôm 4/7 nhận định, rất có thể vì khan hiếm nguồn dầu mỏ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, Trung Quốc có thể lặp lại vết xe đổ của Mỹ phát động các cuộc chiến tranh giành giật tài nguyên.

30 năm cải cách kinh tế, lượng dầu mỏ Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều. Trong năm 2011 Trung Quốc sử dụng 470 triệu tấn trong khi nó chỉ tự cung cấp được khoảng 200 triệu tấn, và chỉ 5 năm nữa thôi Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Chính nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc ngày càng tăng cao sẽ dẫn đến việc tranh chấp với các nước khác. Giới chuyên gia cho rằng trong tương lai nếu Trung Quốc có phát động chiến tranh thì đó là vì tài nguyên dầu mỏ.

Trước đó tờ Financial Times đưa tin, Công ty Dầu khí Trung Quốc đã mua cổ phần trị giá khoảng 5 tỷ USD của giếng dầu Kashagan trên biển Caspian nhằm củng cố vị trí nhà nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu tại Kazakhstan, nơi Trung Quốc chiếm tới trên 1/4 sản lượng dầu và khí thiên nhiên của quốc gia này.

Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác trong nước, tăng cường nhập khẩu và đầu tư khai thác tại các giếng dầu ở nước ngoài.

Muốn có nguồn cung cấp dầu mỏ, Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư vào các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ như Oman, Iraq, Iran và giành được thiện cảm của các quốc gia này, nhưng các nước này đều lo ngại Mỹ đe dọa, chỉ cần một cuộc chiến như chiến tranh Iraq thì bao nhiêu vốn liếng đầu tư của Bắc Kinh bỗng chốc sẽ đổ xuống sông xuống biển.

Nhằm tránh bị Mỹ can thiệp, Trung Quốc lại rót tiền vào các quốc gia nghèo để khai thác dầu khí, nhưng nguồn tài nguyên cũng như bối cảnh chính trị tại các nước này ra sao vẫn còn là một ẩn số với Bắc Kinh mà Myanma là một ví dụ điển hình.

Trung Quốc từng hậu thuẫn mạnh mẽ chính quyền độc tài tại Myanma trước đây và đầu tư rất nhiều vào việc khai thác, xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu, không ngờ vài năm nay tình hình chính trị Myanma thay đổi, nhà cầm quyền mở cửa và tăng cường hợp tác với Mỹ đẩy các khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc tại thị trường này vào chỗ rủi ro.

Những vùng biển Trung Quốc cho là thuộc "chủ quyền của họ" và định nhăm nhe khai thác dầu khí hầu hết là các vùng biển tranh chấp, tại Biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản Trung Quốc cũng đang duy trì mỏ Xuân Hiểu nhưng bị phía Nhật phản đối dữ dội, hoạt động khai thác cũng chỉ cầm chừng.

Tại Bắc Hải và Hàng Hải, Trung Quốc đang có những tranh chấp với Hàn Quốc và ở Biển Đông có Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Do đó, trong tương lai hoàn toàn có khả năng Trung Quốc lặp lại vết xe đổ của Mỹ, phát động chiến tranh để tranh giành nguồn tài nguyên.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc, trên các số báo ra ngày 9 và 10/7/2013, Báo điện tử báo điện tử Giáo Dục Việt Nam (Giaoduc.net.vn) sẽ cung cấp gợi ý bài giải, đáp án các môn thi ĐH đợt 2 năm 2013 của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, trên website của bá Giáo Dục Việt Nam còn có những thông tin đầy đủ, phân tích sâu về đề thi, tình hình mùa thi năm nay, dự kiến điểm sàn cũng như nhiều tin tức hữu ích liên quan đến kỳ thi.

Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam sẽ cập nhật liên tục gợi ý giải đề thi, nhanh chóng có đáp án các môn thi của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Chúc thí sinh đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH.




Source : giaoduc[dot]net[dot]vn

No comments:

Post a Comment