Friday, July 5, 2013

Giáo viên trường THPT Chu Văn An "mách nước" TS đạt điểm cao môn Văn Tin mới hơn Tin khác Kết thúc môn thi cuối, hàng ngàn sĩ tử lại hối hả về quê Đề thi tiếng Anh: Kiến thức lớp 12 hơn 60% Bộ GD - ĐT: Đợt thi thứ nhất có 111 thí sinh bị đình chỉ thi Thí sinh rạng rỡ vì dễ "ăn điểm" với môn thi tiếng Anh, Hóa học Bài giải đề thi vào Đại học môn tiếng Anh khối A1 Đáp án đề thi vào Đại học môn Hóa khối A Đã có đề thi vào Đại học môn tiếng Anh khối A1 Đã có đề thi vào Đại học môn Hóa khối A Phó Chủ tịch Vĩnh Phúc: Yêu cầu Sở GD&ĐT làm đúng Nghị định 'Thưa Kẻ lười biếng, cậu đúng là quả bom tấn'! 'Kẻ lười biếng' từ chối lên báo 'Kẻ lười biếng' là thần chém gió hay tên đốt đền? 'Kẻ lười biếng' và cách nhanh nhất để Bộ Giáo dục lấy lại niềm tin Gửi chuyên gia giáo dục: Xin đừng bắt các em phải lớn quá nhanh 'Kẻ lười biếng hẳn đã thương đau cho mình và bạn bè nhiều lắm' TS Lương Hoài Nam: 'Có vẻ người ta thấy sợ clip Kẻ lười biếng' Ngưỡng mộ nhưng... phản bác 5 quan điểm của 'kẻ lười biếng' Thay đổi cách dạy và học: 'Thật là... đơn giản'! Trường đại học thứ 5 gửi phương án tuyển sinh riêng Lá thư nghẹn ngào của một quan tham Việt Nam gửi Nick Vujicic Gợi ý giải Đề thi môn Ngoại ngữ Cô Nguyệt Anh, bé Ánh Dương và buổi kỳ ngộ sau thư gửi lãnh đạo TQ 'Thưa sinh viên - những người sống hời hợt và vô bổ'!

TS Trịnh Thu Tuyết, giáo viên chuyên Văn, trường THPT Chu Văn An đã đưa ra một vài gợi ‎ý giúp thí sinh ôn luyện hiệu quả, và đây thực sự là những chia sẻ rất quý báu cho các sĩ tử thi ĐH khối C và D.

Tổng hợp kiến thức theo vấn đề.

Cùng với tâm lý lo lắng, hồi hộp khi gần đến ngày thi, các thí sinh thường mắc phải việc học ôm đồm. Vì vậy, thí sinh thường không tự tin và trở nên hoang mang bởi lượng kiến thức phải ôn lại quá nhiều.
 
Theo cô Tuyết, điều quan trọng nhất vẫn là nắm chắc kiến thức, đặc biệt, không hiểu nhầm hoặc hiểu sai về tác phẩm. Từ đó, các thí sinh có thể hệ thống hóa kiến thức theo các giá trị nội dung, nghệ thuật của mỗi tác phẩm. 

Ví dụ: Tư tưởng nhân đạo trong Hai đứa trẻ, Đời thừa, Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ,Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa; khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình; chất cổ điển và hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh...

Cô Tuyết cũng nhấn mạnh:  ôn theo vấn đề như vậy, các thí sinh vừa nhớ được tác phẩm, vừa có thể tiếp cận với những vấn đề cơ bản nhất trong mỗi tác phẩm có thể xuất hện trong đề thi.

Ngoài ra, thí sinh cần thống kê thời gian và bối cảnh các tác phẩm ra đời, điều đó sẽ giúp cho việc viết bài của các em có sự chính xác và cảm xúc hơn. 

>>> Đáp án chính thức các môn Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh của Bộ GD- ĐT

TS. Trịnh Thu Tuyết , giáo viên chuyên Văn, trường THPT Chu Văn An.

“Mẹo” để đạt điểm tối đa ở các phần thi. 

Mỗi phần thi có những đặc trưng riêng, yêu cầu những kỹ năng khác nhau, chính vì thế, cách viết cho mỗi phần cũng khác. 

Chia sẻ về cách làm tốt từng phần trong bài thi môn Ngữ văn, cô Tuyết đã phân tích rất rõ ràng và cụ thể đối với từng đối tượng. 

Với câu hỏi 2 điểm, có yêu cầu tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, các giá trị cụ thể về nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm, những vấn đề về tác giả... Câu hỏi này đòi hỏi các sĩ tử có khả năng ghi nhớ, phân tích, cảm nhận, đánh giá kiến thức. 

Để thể hiện trong một đoạn văn ngắn gọn, hàm súc, mạch lạc, thí sinh có thể viết theo cấu trúc tổng- phân - hợp hoặc diễn dịch.

Câu nghị luận xã hội chiếm 3 điểm trong toàn bài thi lại hướng tới yêu cầu trình bày suy nghĩ, cảm xúc về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng xã hội. Để làm tốt câu hỏi này, thí sinh cần xác định chính xác vấn đề cần nghị luận. 

Cấu trúc trong phần thi này cần phải có đó là: giải thích các khái niệm có thể xuất hiện trong vấn đề, lí giải, chứng minh và bàn luận vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện ở nhiều góc độ, nhiều cách nhìn. Thí sinh cần lưu ý đưa thêm ví dụ để chứng minh và giúp bài viết sinh động hơn. Yêu cầu bài viết cần mạch lạc, logic, và nhất là phải chân thành.

Cuối cùng là câu “giữ” nhiều điểm nhất trong bài thi, câu nghị luận văn học. Câu hỏi này có thể yêu cầu phân tích, cảm nhận về một giá trị nào đó của tác phẩm, hoặc nội dung, hoặc nghệ thuật, ví dụ: tư tưởng nhân đạo, tình huống nghệ thuật, chất thơ....; có thể xuất hiện dạng bài so sánh hai nhân vật, hai đoạn văn/ thơ, hai chi tiết nghệ thuật... 

Vì vậy, thí sinh cần xác định đúng dạng bài, đúng vấn đề. Đặc biệt, cần hình thành dàn ý sơ lược theo yêu cầu đã được định hướng trong đề bài. Đây là lúc thí sinh cần huy động kiến thức đã ôn tập trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm nằm trong đề thi. 

 Ngoài ra, thêm những ví dụ ở tác phẩm khác nhằm so sánh để bài viết đạt điểm cao hơn.  Để có một bài viết sâu sắc, thí sinh phải vận dụng những kĩ năng phù hợp để triển khai ý, nghị luận sắc sảo theo nội dung có trong vấn đề đã xác định.

Khác với những môn thi khác, môn Ngữ văn cần căn chỉnh thời gian thật chính xác, tránh trường hợp câu ít điểm viết dài, câu nhiều điểm viết ngắn vì không kịp thời gian. 

Thí sinh có 180 phút làm bài thi, cần dành ra 10 phút cho việc đọc và phân tích đề. Đối với mỗi câu có thể chia như sau: dành 20 phút cho câu 1, 50 phút cho câu 2 và ít nhất 100 phút cho câu nghị luận văn học 5 điểm.


Ba bước khiến môn Văn trở nên “nhàn” hơn

Trả lời phỏng vấn trên tờ QĐND,  TS Trịnh Thu Tuyết, giáo viên chuyên Văn, trường THPT Chu Văn An đã đưa ra một vài gợi ‎ý giúp thí sinh ôn luyện hiệu quả, và đây thực sự là những chia sẻ rất quý báu cho các sĩ tử thi ĐH khối C và D.

Thời gian này, thí sinh chịu áp lực rất lớn từ khối lượng kiến thức của 6 môn thi tốt nghiệp. Kiểu học “nhồi nhét” sẽ không mang lại hiệu quả. Do đó, mỗi ngày học sinh chỉ cần tập trung ôn luyện trong 1 giờ đồng hồ theo đúng phương pháp, sẽ khiến cho việc học môn Văn trở nên “nhàn” hơn.

Trong phần riêng, các em chỉ được phép lựa chọn một trong hai câu nghị luận văn học 5 điểm. Kiến thức trong đề thi tốt nghiệp THPT chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12, thực chất gồm 16 bài giảng văn. Nếu đã có sự tích lũy trong cả năm học, thời gian ôn thi cuối năm, các em chỉ cần dành cho mỗi bài khoảng 1 tiếng là có thể hệ thống hóa những kiến thức cơ bản nhất.

Trước hết, thí sinh đọc lại một vài lượt văn bản tác phẩm trong sách giáo khoa (phải thuộc thơ và thuộc những dẫn chứng quan trọng trong tác phẩm văn xuôi); đọc 1 đến 2 lần phần bài giảng đã ghi chép trong vở giảng văn.

Sau đó, tự mình tái hiện lại toàn bộ cấu trúc bài giảng văn ra nháp (cảm hứng chủ đạo, những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, các luận điểm chính…).

Cuối cùng, mở vở đối chiếu, bổ sung, điều chỉnh những kiến thức còn thiếu. Nếu việc học diễn ra một cách nghiêm túc, học sinh có thể ghi nhớ tác phẩm trong 1 giờ đồng hồ.

Những lỗi cơ bản thí sinh hay mắc phải trong phần thi này là phân tích thơ như diễn xuôi và phân tích văn xuôi biến thành tóm tắt ý, kể chuyện. Vì vậy, thí sinh cần đặc biệt lưu ý (trong thơ) đến yếu tố hình thức như từ ngữ, hình ảnh, vần, thanh, nhịp điệu, các biện pháp tu từ… để tìm ra những nội dung cảm xúc ẩn chứa bên trong.

Với văn xuôi là các vấn đề về tình huống, nhân vật, ý nghĩa các chi tiết mang tính biểu tượng; các giá trị nội dung của tác phẩm như tư tưởng nhân đạo, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn…

Ở phần thi riêng, hai đề chọn một thường sẽ có sự xuất hiện toàn diện của hai câu hỏi về văn xuôi và thơ, vì thế, học sinh thường sai lầm khi chọn “học tủ” hoặc văn xuôi, hoặc thơ. Đó là một việc làm mạo hiểm và các em đã tự làm mất đi cơ hội đảm bảo làm bài tốt trong kỳ thi.

Giai đoạn này, thí sinh rất dễ bị “ngộp” trong kiến thức, do đó, không chỉ học mà nghỉ ngơi cũng cần có khoa học. Trong điều kiện gấp rút về thời gian, việc học xen kẽ các môn khác, thay đổi kiến thức ôn tập cũng là một hình thức thư giãn.


Source : giaoduc[dot]net[dot]vn

No comments:

Post a Comment