Saturday, July 13, 2013

Myanmar sẽ "đau đầu" vì tranh chấp Biển Đông trong năm 2014 Biển Đông Tin mới hơn Tin khác ASEAN cần cảnh giác với các thỏa thuận của Trung Quốc ở Biển Đông Myanmar sẽ "đau đầu" vì tranh chấp Biển Đông trong năm 2014 Tuyên bố của Obama cảnh báo Trung Quốc ở Biển Đông là "phù hợp" Asia News: Trung Quốc cố tình ngăn cản hợp tác Việt - Ấn tại Biển Đông Hoa Xuân Oánh mượn cớ phản đối Obama, bịa đặt về "lời hứa" ở Biển Đông Bắc Kinh cáo buộc Philippines đóng cửa đàm phán, tấn công Trung Quốc Philippines: Đưa tranh chấp Biển Đông ra trọng tài không mâu thuẫn COC Học giả Philippines: Thách thức mang tên Trung Quốc ở Biển Đông Ứng xử ra sao nếu tàu chiến các bên giáp mặt nhau ở Biển Đông? Syria phủ nhận Israel đứng sau vụ tấn công kho tên lửa Yakhont Baghdad không thể chặn Iran chuyển vũ khí cho Syria qua Iraq Obama: Chắc chắn vũ khí Mỹ sẽ đến tay phiến quân Syria Quan chức Mỹ: Chính Israel tấn công kho tên lửa Yakhot tại Syria Phiến quân Syria đánh nhau vì tranh giành chiến lợi phẩm, ý thức hệ Nhóm khủng bố Taliban ở Pakistan thiết lập căn cứ tại Syria Phiến quân Syria tuyên bố mở mặt trận mới chống al-Qaeda Tranh chấp nội bộ, 1 chỉ huy phiến quân Syria thiệt mạng Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter gửi đặc sứ tới Syria hòa giải xung đột Mỹ hỗ trợ 12 chiếc F-16 cho quân đội Ai Cập vừa lật đổ Tổng thống Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ai Cập sau đảo chính Nhóm Anh em Hồi giáo kêu gọi tiến hành nổi dậy tại Ai Cập Thanh niên bị sát hại dã man vì ăn mừng Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Putin: Ai Cập đang ở bên bờ vực nội chiến giống như Syria Mỹ đã báo cho ông Morsi về cuộc đảo chính trước 1 giờ? Tổng thư ký LHQ kêu gọi quân đội Ai Cập bảo vệ người biểu tình Mỹ vẫn né nhắc cụm từ "đảo chính quân sự" lật đổ Tổng thống Ai Cập Tổng thống Syria Assad ca ngợi cuộc đảo chính quân sự ở Ai Cập Triều Tiên huy động nhiều tên lửa chuẩn bị diễu binh quy mô lớn Locklear: Không có gì chứng minh năng lực tên lửa đạn đạo Triều Tiên Triều Tiên đã bí mật thử nghiệm động cơ tên lửa? Triều Tiên điều động 300 ngàn quân chủ lực sang làm kinh tế Ảnh: Trung Quốc nặn tượng sáp Kim Jong-il như thật tặng Triều Tiên Đức bán tên lửa xuyên phá cho Hàn Quốc "khiêu khích" Triều Tiên Ảnh: Cuộc sống thường nhật của dân Bắc Triều Tiên giáp biên Trung Quốc Triều Tiên: "Phi hạt nhân hóa sẽ không xảy ra" Triều Tiên bắn 4 tên lửa trước khi Tổng thống Hàn Quốc thăm Bắc Kinh


Cựu Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Nyun Maung Shein

Mặc dù không phải quốc gia có tuyên bố chủ quyền hay tranh chấp ở Biển Đông, trong năm 2014 Myanmar sẽ phải gánh vác trọng trách liên quan đến việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông với vai trò là Chủ tịch luân phiên ASEAN.

Myanmar sẽ buộc phải cân bằng giữa một bên là đồng minh thân cận Trung Quốc với một bên phải đối phó với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang ngày càng trở nên phức tạp. 4 quốc gia thành viên ASEAN đang có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Vấn đề Biển Đông đã được đặt ra trong buổi ASEAN Talk Show được tổ chức tại Yangon ngày 12/7 do ASEAN phối hợp với Bộ Ngoại giao Myanmar và Quỹ Hanns Seidel của Đức đồng tổ chức.

Dư luận đang chờ đợi và quan tâm xem Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014 sẽ ứng xử như thế nào đối với vấn đề Biển Đông cũng như theo dõi chặt chẽ diễn biến tranh chấp.

ASIAN Talk Show tại Yangon, Myanmar hôm 12/7

Trong trạng thái tranh chấp giữa các thành viên khối ASEAN với nước láng giềng của Myanmar là Trung Quốc, Myanmar sẽ không dễ dàng giải quyết vấn đề, quốc gia giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014 có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề Biển Đông, Maung Shein Nyunt, Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc đã nghỉ hưu cho biết.

Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại trọng điểm của thế giới liên kết giữa các khu vực Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và thị trường Bắc Mỹ, đồng thời có nguồn tài nguyên phong phú với khoảng 17 tỉ thùng dầu.

Các nhà phân tích chiến lược cho rằng rất có thể xảy ra chiến tranh giữa các quốc gia châu Á tại khu vực này, vị Đại sứ Myanmar về hưu cho biết.

Ông Nyunt Maung Shein cũng nói thêm, Trung Quốc không dám đối mặt với tranh chấp tại tòa án quốc tế vì nó không có bằng chứng nào vững chắc cho yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) với khoảng 85% diện tích Biển Đông.

Học giả Moe Thuzar từ Singapore cho rằng Myanmar nên ủng hộ 4 thành viên ASEAN trong xử lý tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc

Nếu tranh chấp Biển Đông với 4 quốc gia ASEAN tiếp tục leo thang, Trung Quốc lo ngại rằng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng này. Trung Quốc đã có quan hệ với ASEAN trong 10 năm qua và Bắc Kinh muốn có mối quan hệ tốt với ASEAN.

Trong vấn đề Biển Đông, Myanmar không nên lựa chọn cách dùng áp lực đối với một bên tranh chấp nào mà thay vào đó cần xây dựng lòng tin giữa các bên tranh chấp, Nyunt Maung Shein khuyến cáo.

Nhà nghiên cứu Moe Thuzar thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thì cho rằng trong trường hợp tranh chấp Biển Đông Myanmar chỉ nên ủng hộ các quốc gia ASEAN.




Source : giaoduc[dot]net[dot]vn

No comments:

Post a Comment