Friday, July 5, 2013

Quân đội Mỹ đang tìm kế tấn công TQ, mức độ vượt xa ngăn chặn Liên Xô? BÌNH LUẬN QUÂN SỰ Quốc phòng Tin mới hơn Tin khác Tàu sân bay TQ chỉ có năng lực STOBAR, chưa có năng lực CATOBAR Trung Quốc đang âm thầm phát triển máy bay vận tải tương tự C-5 Mỹ? Quân đội Mỹ đang tìm kế tấn công TQ, mức độ vượt xa ngăn chặn Liên Xô? Nhật Bản phát triển tên lửa chống bức xạ đối phó radar tàu Liêu Ninh Hoàn Cầu: Máy bay vận tải C-17 giúp Ấn Độ tăng năng lực chống TQ Nga: Đông Nam Á có nhu cầu vũ khí hải quân ngày càng cao Đỗ Văn Long: "Philippines "dám" điều quân tới bãi cạn Scarborough" Tên lửa RS-172 và kế hoạch "Siêu Su-35 Flanker" của Trung Quốc Tên lửa DF-21D Trung Quốc không hề dễ đánh chìm được tàu sân bay Mỹ Đã thử nghiệm thành công 2 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam Báo TQ lu loa: Philippines nối giáo cho giặc, làm loạn ở Biển Đông Biển Đông: Philippines, Mỹ đều có thể đưa quân tới bãi cạn Scarborough Cựu Thứ trưởng NG Mỹ: Nhật cần cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể Chùm ảnh: Vớt xác máy bay OV-10 rơi của Philippines trên Biển Đông TQ và Mỹ - Nhật Bản sẽ xảy ra chiến tranh quy mô lớn trước năm 2030? Diễn tập Mỹ - Philippines: có tập đánh chiếm đảo, có tàu USS Freedom Vấn đề dảo Senkaku: Mỹ không cho phép Trung Quốc đe dọa Nhật Bản Chuyên gia Trung Quốc: Cần duy trì “hiện trạng mới” ở Senkaku Máy bay cảnh báo sớm "canh Senkaku" của Nhật Bản công khai huấn luyện Video: Thủy phi cơ Be-200 tập trận cùng Hạm đội phương Bắc Video: Xem tân binh Nga đóng ở Abkhazia thực hành bắn đạn thật Video: Tuần dương hạm Moskva khởi hành hướng đến Đại Tây Dương Video: Máy bay của Không quân Nga thi tài cao thấp Việt Nam, Brunei tiếp tục tăng cường hợp tác về hải quân Ảnh: Đội tàu Trung Quốc điều tới Nga tham gia tập trận chung Tàu sân bay Ấn Độ "Vikramaditya" ra biển thử nghiệm Nga bàn giao tàu hộ vệ mới cho Ấn Độ, trang bị tên lửa Brahmos Thân tàu Mistral đầu tiên của Nga đã được hạ thủy ở St Petersburg Ấn Độ sẽ hạ thủy tàu sân bay nội địa vào tháng 8, biên chế 5 năm tới Diễn tập quân sự Nga-Trung Quốc ở Vladivostok Thân sau tàu đổ bộ Mistral của Hải quân Nga cuối cùng phải đóng ở Pháp Hải quân Nga sẽ bắn thử tên lửa Bulava từ tàu ngầm lớp Borey Nga, Ucraina bắt tay nhau tổ chức tập trận chống cướp biển

Cụm chiến đấu tàu sân bay lớp Nimitz Mỹ

Ngày 2 tháng 7 tờ "The Huffington Post" Mỹ đăng bài viết nhan đề "Chuẩn bị khai chiến với Trung Quốc". Bài viết cho rằng, nếu bạn chưa từng nghe nói đến khái niệm "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", thì bạn giống với đại đa số người Mỹ.

Từ năm 2009 đến nay, ngoài các phương án ứng phó khẩn cấp khác, Lầu Năm Góc luôn làm phong phú khái niệm quân sự này để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc.

Bạn có thể sẽ nói: "Đợi một chút, Quân đội thực sự đều đã đưa ra các phương án ứng phó khẩn cấp với bất cứ sự bất trắc nào, thậm chí là sự xâm lược của người ngoài hành tinh". Điều này có lẽ không sai. Nhưng, "tác chiến trên không-trên biển" đã được lo trước tính sau, bước vào giai đoạn quán triệt trong đó có tổ chức lại quân đội và cấp phát ngân sách, những thay đổi này một khi xảy ra sẽ rất khó đảo ngược.

Quan chức Mỹ nhấn mạnh "tác chiến trên không-trên biển" không nhằm vào bất cứ quốc gia cụ thể nào. Nhưng, không có bất cứ môi trường quốc tế nào đầy "đấu đá" gay gắt như các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương.

Vì vậy, mặc dù Mỹ từng cử 1-2 tàu sân bay là có thể diễu võ dương oai, nhưng trong tương lai không xa, tên lửa chống hạm của Trung Quốc sẽ ngăn chặn Mỹ xâm nhập khu vực này. Do đó, có quan chức cao cấp Hải quân Mỹ từng nói "toàn bộ mục đích của 'tác chiến trên không-trên biển' là làm cho người Trung Quốc tin rằng chúng tôi sẽ chiến thắng cuộc cạnh tranh này".

Máy bay ném bom B-52 trong một cuộc diễn tập liên hợp "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển"

"Tác chiến trên không-trên biển" thường được chỉ trích là kế hoạch thiếu chiến lược, nhưng điều này thực sự thể hiện một sự thay đổi chiến lược to lớn, chính là đánh bại Trung Quốc - chứ không thuận theo sự trỗi dậy của họ là một cường quốc mang tính khu vực.

Thông qua tìm cách bảo đảm cho Mỹ có thể xâm nhập khu vực phía sau của Trung Quốc một cách không giới hạn - thông qua phát động tấn công đánh đòn phủ đầu đối với Trung Quốc khi cần thiết - "tác chiến trên không-trên biển" đã vượt qua chiến lược ngăn chặn thực hiện đối với Liên Xô và đồng minh thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chiến lược ngăn chặn chỉ là tìm cách ngăn chặn Liên Xô tiếp tục mở rộng ảnh hưởng, chứ không phải sử dụng vũ lực đe dọa hoặc khi cần thiết đánh bại đối phương.

Lầu Năm Góc đang hành động. Họ đã xác nhận một mối đe dọa mới và đang lấy phương thức quen thuộc của mình đối mặt với nó. Trong hoạt động này, Lầu Năm Góc bị thúc đẩy của một khuynh hướng mạnh mẽ trong nội bộ Quân đội:

Sau khi Iraq và Afghanistan bị kéo vào vũng bùn dài hơn 10 năm, muốn tiến hành cuộc chiến tranh thông thường chứ không phải cuộc chiến "hình ảnh" dơ bẩn nhằm vào các phần tử khủng bố và nổi dậy. Có người sẽ nghĩ, điều này chắc chắn bị "đầu độc" bởi các nhà thầu quốc phòng muốn tạo sự kiện để thu lợi.

Nhà Trắng hầu như hoàn toàn không phê chuẩn "tác chiến  trên không-trên biển", bởi vì Nhà Trắng vừa không đánh giá đối với nó cũng không đưa ra được chính sách thống nhất đối với Trung Quốc. Trong tình hình không điều tra rõ trước được Trung Quốc tập trung toàn bộ quan tâm đối với những thách thức nghiêm trọng trong nước của họ hay là cân nhắc đối đầu với Mỹ, Mỹ phải tiến hành đánh giá triệt để đối với vấn đề này để tránh rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang to lớn.

Mục tiêu chính của "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển" là nhằm vào Trung Quốc

Nhưng, có một điểm rất rõ ràng: Nếu bạn là nhà lãnh đạo Trung Quốc và biết được Quân đội Mỹ đang tranh luận phải chăng muốn đánh bại bạn hoặc "chỉ là" thông qua phong tỏa ngăn chặn bạn giành được năng lượng và nguyên vật liệu có nhu cầu cấp bách, bạn chắc chắn cũng sẽ tìm cách tăng cường thực lực quân sự của mình.

Vì vậy, chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ lớn - hai nước lớn tiếp tục rơi vào tình trạng sẵn sàng xảy ra chiến tranh và rất có thể kết thúc bằng một thảm họa về quân sự. Kế hoạch "tác chiến trên không-trên biển" thực sự đáng để công chúng tranh luận và dành cho nó sự đánh giá thận trọng.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!



Source : giaoduc[dot]net[dot]vn

No comments:

Post a Comment