Sunday, July 7, 2013

Sự xảo quyệt của Trung Quốc ở Biển Đông đang qua mặt dư luận? Biển Đông Tin mới hơn Tin khác Sự xảo quyệt của Trung Quốc ở Biển Đông đang qua mặt dư luận? La Viện: Vong chiến tất nguy, hiếu chiến tất vong Tại sao Trung Quốc thích gây sự với Philippines ở Biển Đông? ASEAN ngày càng thống nhất, Campuchia đã biết "sửa sai" ở Biển Đông Rosario: Philippines không chấp những tuyên bố của La Viện Sau "khẩu chiến" tại ASEAN, Rosario mời Vương Nghị thăm Philippines Cảnh sát biển Philippines nóng lòng chờ mua 10 tàu tuần tra Nhật Bản Tham vấn COC là trò TQ đánh lạc hướng, tránh quốc tế hóa Biển Đông Dù ký được COC với Trung Quốc, Biển Đông chưa chắc đã bình yên Đối phó với Assad chưa xong, phiến quân Syria lại đụng độ al-Qaeda Cựu tù nhân được bầu làm thủ lĩnh phiến quân Syria Bị quân Assad vây khốn tại Homs, phiến quân Syria cầu viện khẩn cấp Phiến quân Syria họp bầu lãnh đạo mới, Mỹ viện trợ tên lửa chống tăng Assad: Phương Tây đã dùng hết chiêu bài tại Syria Assad: Phương Tây đang mượn tay Syria tiêu diệt các nhóm khủng bố Canada mở cửa cho 1.300 người tị nạn Syria Xung đột Syria đẩy các chiến binh al-Qaeda áp sát châu Âu Lavrov: Nga không có mục tiêu địa chính trị nào ở Syria Mỹ đã báo cho ông Morsi về cuộc đảo chính trước 1 giờ? Tổng thư ký LHQ kêu gọi quân đội Ai Cập bảo vệ người biểu tình Mỹ vẫn né nhắc cụm từ "đảo chính quân sự" lật đổ Tổng thống Ai Cập Tổng thống Syria Assad ca ngợi cuộc đảo chính quân sự ở Ai Cập Ảnh: Thiết giáp và binh lính Ai Cập đổ ra đường sau cuộc đảo chính Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon không lên án cuộc đảo chính tại Ai Cập Quân đội - an ninh Ai Cập tranh giành kiểm soát các đài truyền hình Tổng thống Morsi bị áp giải tới cơ sở bí mật của Bộ Quốc phòng Ai Cập Mỹ lên tiếng cảnh báo về cuộc đảo chính quân sự tại Ai Cập Triều Tiên: "Phi hạt nhân hóa sẽ không xảy ra" Triều Tiên bắn 4 tên lửa trước khi Tổng thống Hàn Quốc thăm Bắc Kinh Triều Tiên chỉ trích kêu gọi từ bỏ hạt nhân của Tổng thống Hàn Quốc 100.000 mã truy cập trang web Phủ Tổng thống Hàn Quốc bị bẻ khóa Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đến Brunei dự Diễn đàn khu vực ASEAN Triều Tiên kéo rocket đa nòng cỡ lớn ra biên giới, Seoul vào tầm ngắm Triều Tiên: Hàn Quốc sẽ khốn khổ nếu thả truyền đơn chống Bình Nhưỡng Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên sẽ đi Nga bàn về vấn đề hạt nhân Cận cảnh thiết kế sân bay quốc tế mới 200 triệu USD của Triều Tiên


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) trao đổi với thành viên đoàn Trung Quốc tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ở Brunei vừa qua.

Tờ Bưu điện Hoa Nam xuất bản tại Hồng Kông ngày 7/7 đánh giá, thỏa thuận đạt được giữa Trung Quốc với ASEAN về việc sẽ tổ chức "tham vấn" về Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) là một sự "thay đổi đáng kể" phản ánh vai trò ngày càng tăng của Bắc Kinh như một quyền lực toàn cầu. Nhưng dường như bản chất không phải như vậy.

Chính tờ báo này đã thừa nhận rằng cho đến nay Trung Quốc vẫn khăng khăng rằng tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông (khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền) phải giải quyết song phương giữa Bắc Kinh với các bên tranh chấp, điều này khẳng định một lập trường dân tộc chủ nghĩa.

Những gì đã diễn ra tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và diễn đàn an ninh khu vực tổ chức tại Brunei từ 29/6 đến 2/7 được Bưu điện Hoa Nam xem như một phương pháp tiếp cận mới của Trung Quốc, tập trung vào chiến lược xây dựng hình ảnh nước lớn, sử dụng quyền lực mềm và ngoại giao để tìm kiếm "sự hỗ trợ và hiểu biết", nuôi dưỡng mối quan hệ tốt với các nước láng giềng trong khu vực.

Nhưng tờ báo này không hiểu vô tình hay cố ý đã phớt lờ một thực tế về cái gọi là "phương pháp tiếp cận mới của Trung Quốc" về mặt ngoại giao và quyền lực mềm, đó là ngay trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng Đông Nam Á, Trung Quốc đã dùng đòn ngoại giao và truyền thông gây sức ép, khiêu khích Philippines để buộc Manila phải phản ứng.

La Viện, một học giả diều hâu liên tục chụp mũ, khiêu khích Philippines là "kẻ gây rối Biển Đông" trong thời gian diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, diễn đàn an nin khu vực.

Trước khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 2 ngày, nơi chắc chắn Biển Đông sẽ trở thành điểm nóng, hôm 27/6 Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu bóng gió xa xôi rằng nỗ lực của Philippines tìm kiếm sự giúp đỡ của bên thứ 3 (Mỹ, Nhật) trong tranh chấp Biển Đông là "vô ích", tính toán sai lầm và không đáng để cố gắng.

Ngay trong buổi sáng khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei hôm 29/6, trang nhất tờ Nhân Dân nhật báo bản quốc tế, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bài chụp mũ trắng trợn, trịch thượng đối với Philippines về cái gọi là "7 trọng tội" của Philippines ở Biển Đông, cáo buộc Philippines khiêu khích ở Biển Đông và đe dọa sẽ phản công.

Trong khuôn khổ diễn đàn an ninh khu vực, Vương Nghị tiếp tục "bồi" thêm cú đòn ngoại giao nữa bằng việc khẳng định cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" với hầu như toàn bộ Biển Đông một cách phi lý, phi pháp, trong đó có cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bãi cạn Scarborough của Philippines và gặm cả vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác với đường lưỡi bò phi pháp.

Ngoại trưởng Philippines Robert del Rosario tại diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

Đến nước này, Ngoại trưởng Philippines buộc phải đứng dậy giơ tay phản đối mặc dù không được bố trí phát biểu khiến một số nước hiểu lầm rằng phản ứng của Philippines là "cáu kỉnh" và gây khó chịu bởi vì họ đã bị cái gọi là "phương pháp tiếp cận mới của Trung Quốc", tức chấp nhận "tham vấn COC" đánh lừa. 

Trung Quốc ở mức độ nào đó đã thành công khi qua mặt các nước khác bằng chiêu vờ nhân nhượng trước mặt nhưng kích bác sau lưng nhằm hạ bệ uy tín của Philippines, sau đó truyền thông nhà nước Trung Quốc thi nhau tố Philippines là "kẻ gây rối", và giới chức Bắc Kinh tạm thời không ra mặt bình luận.

Đòn ngoại giao "phương pháp tiếp cận mới của Trung Quốc" ở Biển Đông còn nham hiểm hơn ở chỗ, suốt 1 thời gian dài (6 tháng đầu năm 2013) Trung Quốc liên tục leo thang ở Biển Đông.

Từ những cuộc tập trận rầm rộ quy mô lớn và liên tục cho đến xua đuổi, đe dọa tàu cá Việt Nam đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa rồi kéo 32 tàu cá ra Trường Sa, xâm nhập và hiện diện trái phép tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa của Việt Nam, tìm mọi cách né tránh COC cho đến Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa rồi thì bất ngờ đồng ý "tham vấn" COC với ASEAN.

Tàu cá Việt Nam vẫn kiên cường bám biển Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bất chấp nguy hiểm rình rập từ những tàu công vụ Trung Quốc.

Nói cách khác, chính Trung Quốc đã dùng mọi thủ đoạn để đẩy căng thẳng Biển Đông lên cao trào hòng vừa chiếm lợi thế trên thực địa tranh chấp, vừa ấp ủ âm mưu đánh lừa dư luận bằng chiêu "tiếp cận mới", giả vờ nhân nhượng với việc đồng ý "tham vấn" COC với ASEAN, sau 11 năm tìm mọi cách trì hoãn.

Kết quả là, như tờ Bưu điện Hoa Nam hôm nay cho rằng hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và diễn đàn an ninh khu vực đã kết thúc một cách tích cực thay vì thất bại ê chề của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 hồi năm ngoái tại Campuchia.

Chỉ so sánh 2 hội nghị này thôi đã khiến nhiếu người đã có cảm giác Trung Quốc đang chịu nhân nhượng, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, những gì đã và đang diễn ra đã nói lên rất rõ điều đó. Chỉ cần dư luận cho rằng Trung Quốc đã nhượng bộ, chiêu "tiếp cận mới" nham hiểm của Bắc Kinh đã thành công.

Một nhà ngoại giao đã rất tinh tế khi nhận xét với tờ Kyodo News bên lề diễn đàn an ninh khu vực ASEAN và được tờ này đăng tải hôm 4/7, rằng dù có ký được COC cũng không ai dám chắc nó được tuân thủ một cách đầy đủ, ấy là chưa nói đến Trung Quốc mới chỉ đồng ý "tham vấn" chứ không phải đàm phán.

Việc Trung Quốc liên tục vi phạm DOC đã là ví dụ quá rõ, trong khi lãnh đạo cao nhất của quốc gia này liên tục khẳng định sẽ không có chuyện Trung Quốc nhượng bộ đối với những cái gọi là "lợi ích cốt lõi", trong đó có chủ quyền, an nin quốc gia.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!




Source : giaoduc[dot]net[dot]vn

No comments:

Post a Comment