Saturday, July 6, 2013

"Cục ĐT hình sự VKS cần vào cuộc vụ nhảy lầu trụ sở Công an" Tin mới hơn Tin khác Bắt ông Nguyễn Hữu Khai: 'Ân - oán' từ thương vụ Bảo Long- Bảo Sơn? Hé lộ nguyên nhân Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt Di lý Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai ra Hà Nội Video: Công an TP Hà Nội bắt Chủ tịch TĐ Bảo Long Nguyễn Hữu Khai Bắt 6 đối tượng sử dụng ma tuý đá, tàng trữ nhiều súng đạn và dao kiếm "Không thực hiện 'trưng mua' thay cho thu hồi đất" Kỳ vọng gì vào phiên chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc? Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói về hòn đá bị cho là "yểm bùa" ở Đền Hùng "Đang điều tra nguyên nhân làm vỡ đập thủy điện ở Gia Lai" Ngư dân bị Trung Quốc đâm vỡ tàu được thăm hỏi động viên Trao công hàm phản đối hành động đâm tàu cá Việt Nam của Trung Quốc Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc vây và đâm trên biển Hoàng Sa "Ngư dân Lý Sơn vẫn quyết tâm đạp sóng vươn khơi bám biển Hoàng Sa" Diễn biến mới nhất về vụ "nữ phó phòng lộng hành khắp tỉnh" Luật sư phân tích về những 'sai phạm' của nữ phó phòng tỉnh Trà Vinh "Lý do kỉ luật Đảng nữ phó phòng Trần Hồng Ly là chưa thỏa đáng" Chủ tịch tỉnh Trà Vinh: "Nói đến anh Lực là có nhiều vấn đề sai phạm" Vụ đánh ghen, lột quần áo: Chồng giúp 'tình địch' làm đơn tố cáo vợ Tâm sự đắng lòng của người phụ nữ đánh ghen trước giờ bị bắt Bắt đối tượng chính trong vụ đánh ghen, lột quần áo "tình địch" Các nhân vật trong vụ đánh ghen, lột quần áo "tình địch" lên tiếng "Bảo tồn Đàn Xã Tắc mà không phát triển thì không có ý nghĩa gì" Hà Nội đã "vồ trượt" Đàn Xã Tắc? Chủ đầu tư xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc đã đánh tráo khái niệm di tích? "Nói Hà Nội chưa tìm ra đàn Xã Tắc là không hiểu biết gì" Hai anh em ruột chết đuối tại Hà Nội: Nỗi đau tột cùng ngày đại tang PGS.TS Nguyễn Chu Hồi:"Cần giáo dục chủ quyền biển đảo từ cấp mầm non" PGS Chu Hồi chỉ ra những hạn chế trong công tác GD chủ quyền biển đảo Tấn công tàu cá Việt Nam, TQ đang thực thi ý đồ độc chiếm biển Đông Tướng hải quân Lê Kế Lâm: Đừng để Trung Quốc lấn tới

Liên quan đến nghi án một nam thanh niên bị công an TP Ninh Bình bị "ép cung" khiến anh này hoảng loạn, nhảy từ trên tầng 3 trụ sở Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Binh xuống đất. Do nhảy từ độ cao hơn 6m đã khiến anh này bị gãy cố tay trái và hai cổ chân, chấn thương hai đốt sống L1, L3.

Ngày 3/7, Công an tỉnh Ninh Bình đã có thông tin chính thức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an. Theo đó, cơ quan này đã phủ nhận chuyện đánh đập, ép cung anh Huấn. Nguyên nhân sự việc do trong quá trình điều tra, khi công an đưa giấy bút để viết lời khai, Huấn đã bất ngờ chạy ra cửa và nhảy từ lan can tầng 3 xuống đất bị đa chấn thương, nguy hiểm nhất là gãy hai đốt sống lưng, cần phải phẫu thuật gấp.

Về báo cáo của công an Ninh Bình, một người thân của Huấn cho biết, gia đình Huấn không đồng tình với kết luận trên.

Theo đó, nếu Huấn liên quan vụ cố ý gây thương tích ngày 24/5 làm anh Diện rạn sọ não và tối ngày 24/6 dùng dao đâm trọng thương anh Tống Duy Tôn, cán bộ Công an thành phố Ninh Bình, thì "vì sao không bắt ngay sau khi xảy ra sự việc mà để đến lúc Huấn vi phạm luật giao thông mới đưa về trụ sở công an để làm rõ"?.

Ngày 3/7, trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam tại bệnh viện, nạn nhân Vũ Hữu Huấn cho biết: Sau khi được đưa vào trụ sở Công an TP Ninh Bình thì Huấn đã bị đánh và "ép" phải khai nhận liên quan đến vụ việc “lộn xộn” ở quán Seven.

Liên quan tới vụ việc nói trên, trao đổi với phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam qua điện thoại vào chiều ngày 3/7, một lãnh đạo công an tỉnh Ninh Bình xác nhận là có chuyện Huấn nhảy từ tầng 3 xuống đất. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này khẳng định là không có chuyện Huấn bị công an đánh đập, ép cung.

Vũ Hữu Huấn khi được đưa về Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cấp cứu. Ảnh: Hoàng Việt.

Xung quanh nghi vấn vụ án và những quy định của pháp luật về trình tự thủ tục hành chính trong việc cung cấp thông tin liên quan các vụ án giữa người dân với cơ quan điều tra, cụ thể các quyền và nghĩa vụ của người được mời, triệu tập lên trụ sở công an để lấy lời khai...Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Ths.LS Trương Anh Tuấn, Văn phòng Luật sư Investlinkco và Cộng sự (Hà Nội).

PV: Trong vụ việc nam thanh niên tên Vũ Hữu Huấn bất ngờ nhảy từ lầu tầng 3 Công an TP Ninh Bình xuống, theo phản ánh của bị nạn là do anh này bị "ép cung". Nếu đặt giả thiết nếu việc "ép cung" là có thật vậy theo Luật sư các bên liên quan sẽ bị xử lý như thế nào?

Ths.LS Trương Anh Tuấn: Nếu là có hành vi ép cung thì những người thực hiện hành vi đó đã vi phạm quy định của ngành Công an và vi phạm quy định của Bộ luật hình sự theo Điều 299 Tội bức cung, nếu có hành vi dùng nhục hình thì bị xử lý theo Điều 298. Tội dùng nhục hình của Bộ luật hình sự.

PV: Sự việc vẫn chưa rõ ràng và vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra xác minh, theo Luật sư , cơ quan Công an TP và tỉnh Ninh Bình nên làm gì để rõ trắng đen sự việc?

Ths.LS Trương Anh Tuấn: Để làm rõ nội dung sự việc một cách khách quan, toàn diện, thì cần phải có được thông tin từ hai phía, cơ quan CA tỉnh Ninh Bình và phía người dân. Mỗi bên cần có những việc làm cụ thể, phù hợp với quy định pháp luật để làm sáng tỏ vấn đề.

Cơ quan CA TP và tỉnh Ninh Bình nên làm theo cách công khai, minh bạch, đối thoại để làm rõ vấn đề, trả lời cho người dân, cho các cơ quan trung ương và truyền thông báo chí được biết.

Vì nguyên cớ gì mà một thanh niên bình thường, khi Công an hỏi, lấy lời khai lại muốn thoát ra khỏi chỗ đó, đã chọn cách nhảy từ tầng 3 xuống đất, dù có thể là bị chết, còn hơn ở lại phòng hỏi của công an đó?

Cách làm đơn giản, dễ dàng và thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất để có được niềm tin của tất cả mọi người là nên lập tức công bố bản tường trình của tất cả những người có liên quan, bắt đầu kể từ khi gặp vào buổi tối đến khi xử lý Huấn bị ngã thế nào, đưa lên bệnh viện tỉnh và bệnh viện Việt Đức thế nào.

Cụ thể, cần trả lời những câu hỏi sau để làm rõ toàn bộ nội dung sự việc:

- Nếu là vi phạm giao thông thì mà không đội mũ bảo hiểm thì hình thức xử lý và mức độ xử lý thế nào? Có buộc cả những người ngồi sau phải về trụ sở cơ quan công an không?

 - Triệu tập Huấn về trụ sở, nếu là nghi can liên quan tới 2 vụ việc thương tích thì đã có quyết định khởi tố vụ án đó chưa, hay chỉ là đang xem xét xử lý hành chính?

- Nếu là nghi can của 2 vụ việc thương tích kia thì từ trước đã bao giờ gửi giấy triệu tập họ lên trụ sở làm việc theo giờ hành chính, thời gian hành chính bình thường chưa? 

- Vì sự việc xảy ra nhiều ngày trước đó, nên nếu là nghi can thì phải được triệu tập theo thủ tục và thời gian hành chính trước đó, tại sao lại có hành vi đột xuất yêu cầu lên làm việc vào lúc đêm tối?

- Việc triệu tập họ vào buổi tối, lấy bản trình bày vào buổi tối đối với những hành vi trên, nếu thực sự Huấn là người thực hiện, thì có đúng quy định của pháp luật không? Đối với hành vi, tội danh, mức độ nguy hiểm của con người như thế nào mà phải triệu tập, lấy lời khai vào buổi tối?

- Việc giữ Huấn là thực hiện theo tạm giữ hành chính hay tạm giữ hình sự? Nếu là thực hiện tạm giữ hành chính thì toàn bộ quy trình, thủ tục, trách nhiệm thực hiện đã đúng theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 19/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2009 không? 

- Nếu là tạm giữ hình sự thì toàn bộ quy trình, thủ tục, trách nhiệm thực hiện đã đúng theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam, sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 09/2011/NĐ-CP Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2011 không?

- Dù bất cứ việc tạm giữ theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục hình sự thì đều phải có quyết định và trao cho người bị tạm giữ, vậy đã có quyết định chưa và trao cho Huấn lúc nào?

- Phản ánh của Huấn về việc  tố cáo bị cùm chân, trói tay treo lên và do không chịu nổi bị đánh đập có đúng không? Tại sao?

- Đối với người dân thì cần phản ánh trung thực, khách quan, đúng sự việc với các cơ quan chức năng và truyền thông, báo chí, không nói hơn và không nói kém. Ngoài những chấn thương do ngã từ tầng 3 xuống thì còn chấn thương nào trên người mà chưa được nêu trong giấy chuyển viện không? 

Nếu thấy rằng sự việc không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì có thể yêu cầu Cơ quan Thanh tra của Bộ Công an vào cuộc, hoặc Cục điều tra hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm việc, nếu cho rằng có dấu hiệu tội phạm trong vụ việc xảy ra đối với mình.

Qua công việc của hai cơ quan trên làm rõ Huấn có tố cáo sai, nói sai cho những người công an làm việc trực tiếp với mình không, nếu nói sai thì phải xác minh và chứng minh để bảo vệ uy tín và trong sạch của các cán bộ Công an.

PV: Trường hợp người dân bị tình nghi liên quan đến các vụ án khi được mời hoặc triệu tập tới cơ quan Công an khi đó chưa cấu thành tội, công dân được những quyền và nghĩa vụ gì?

Ths.LS Trương Anh Tuấn: Đối với trường hợp chưa có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khi mời người dân lên cơ quan Công an làm việc thì trình tự, quy định làm việc theo trình tự thủ tục hành chính, quyền hạn cũng giới hạn theo thủ tục hành chính. Đối với trường hợp đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trình tự, thủ tục được thực hiện theo thủ tục vụ án hình sự và tuân thủ quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, đối với cả hai trường hợp thì công dân có những quyền cơ bản được căn cứ đầu tiên là Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi theo Nghị quyết số 51/2010/QH10 của Quốc hội, cụ thể theo các Điều từ 71 đến 74.

Ví dụ như công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở; nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân; không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Công dân có nghĩa vụ hợp tác với các cơ quan Nhà nước để thực hiện công việc được yêu cầu, trên cơ sở và theo đúng quy định của pháp luật.

Dù mời phóng viên báo Giáo dục Việt Nam xuống làm việc nhưng khi phóng viên đến trụ sở Công an tỉnh Ninh Bình thì chỉ nhận được câu trả lời: "Lãnh đạo cơ quan đi vắng...?!"


Còn chi tiết, cụ thể hơn đối với từng trường hợp thì phải căn cứ theo hình thức thủ tục hành chính hay thủ tục hình sự. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản khi tham gia giải quyết những việc này thì trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm thuộc cơ quan Nhà nước, công dân có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội trong hình sự (Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) hoặc không có hành vi vi phạm trong hành chính.

Còn đối với việc tạm giữ theo bất kỳ thủ tục hành chính hay hình sự đều phải có quyết định trao cho người bị tạm giữ. Ví dụ việc tạm giữ hành chính trong thời hạn 12h, có thể kéo dài không được quá 24h, ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì không quá 48h.

Việc tạm giữ hình sự có thể kéo dài đến 9 ngày. Tuy nhiên, pháp luật đã quy định công dân được quyền bất khả xâm phạm về thân thể, Nhà nước cũng sẽ xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đối với những ai xâm phạm quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp, do đó, người nào làm sai, nói sai thì người đó sẽ chịu trách nhiệm.


Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội.

Điều 71
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.

Điều 72
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.

Điều 73
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

Điều 74
Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”



Source : giaoduc[dot]net[dot]vn

No comments:

Post a Comment