Sunday, June 30, 2013

Tướng Lê Kế Lâm: Hải quân Trung Quốc còn thua xa Mỹ, Nga, Nhật Bản Tin mới hơn Tin khác Bắt ông Nguyễn Hữu Khai: 'Ân - oán' từ thương vụ Bảo Long- Bảo Sơn? Hé lộ nguyên nhân Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt Di lý Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai ra Hà Nội Video: Công an TP Hà Nội bắt Chủ tịch TĐ Bảo Long Nguyễn Hữu Khai Bắt 6 đối tượng sử dụng ma tuý đá, tàng trữ nhiều súng đạn và dao kiếm "Không thực hiện 'trưng mua' thay cho thu hồi đất" Kỳ vọng gì vào phiên chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc? Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói về hòn đá bị cho là "yểm bùa" ở Đền Hùng "Đang điều tra nguyên nhân làm vỡ đập thủy điện ở Gia Lai" Ngư dân bị Trung Quốc đâm vỡ tàu được thăm hỏi động viên Trao công hàm phản đối hành động đâm tàu cá Việt Nam của Trung Quốc Ngư dân kể chuyện bị tàu Trung Quốc vây và đâm trên biển Hoàng Sa "Ngư dân Lý Sơn vẫn quyết tâm đạp sóng vươn khơi bám biển Hoàng Sa" Diễn biến mới nhất về vụ "nữ phó phòng lộng hành khắp tỉnh" Luật sư phân tích về những 'sai phạm' của nữ phó phòng tỉnh Trà Vinh "Lý do kỉ luật Đảng nữ phó phòng Trần Hồng Ly là chưa thỏa đáng" Chủ tịch tỉnh Trà Vinh: "Nói đến anh Lực là có nhiều vấn đề sai phạm" Vụ đánh ghen, lột quần áo: Chồng giúp 'tình địch' làm đơn tố cáo vợ Tâm sự đắng lòng của người phụ nữ đánh ghen trước giờ bị bắt Bắt đối tượng chính trong vụ đánh ghen, lột quần áo "tình địch" Các nhân vật trong vụ đánh ghen, lột quần áo "tình địch" lên tiếng "Bảo tồn Đàn Xã Tắc mà không phát triển thì không có ý nghĩa gì" Hà Nội đã "vồ trượt" Đàn Xã Tắc? Chủ đầu tư xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc đã đánh tráo khái niệm di tích? "Nói Hà Nội chưa tìm ra đàn Xã Tắc là không hiểu biết gì" Hà Nội: Xưởng bia Gia Lâm nổ như bom, một người thiệt mạng PGS.TS Nguyễn Chu Hồi:"Cần giáo dục chủ quyền biển đảo từ cấp mầm non" PGS Chu Hồi chỉ ra những hạn chế trong công tác GD chủ quyền biển đảo Tấn công tàu cá Việt Nam, TQ đang thực thi ý đồ độc chiếm biển Đông Tướng hải quân Lê Kế Lâm: Đừng để Trung Quốc lấn tới

Thời gian qua Trung Quốc liên tục bành trướng sức mạnh quân sự trên Biển Đông với những cuộc tập trận trái phép quy mô lớn chưa từng có, thời gian kéo dài và điều động cả 3 hạm đội luân phiên tham gia. Trên mặt trận truyền thông, người ta có cảm giác hải quân Trung Quốc đang rất mạnh với nhiều tàu to, súng lớn.

Tuy nhiên liệu sức mạnh hải quân Trung Quốc có thực sư ghê gớm như vậy? Đâu là những điểm yếu cốt tử của hải quân nước này khi tham chiến? Liên quan đến vấn đề này, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Chuẩn Đô đốc, Thiếu tướng Lê Kế Lâm - nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.

Nguyên Chuẩn Đô đốc Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam


PV: Là một chuyên gia quân sự, đặc biệt trong lĩnh vực hải quân, xin Chuẩn đô đốc cho biết đánh giá của mình về những điểm mạnh cũng như những điểm yếu nổi bật của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông xét trên góc độ quân sự?

Tướng Lê Kế Lâm: Việc diễn tập quân sự trong đó có diễn tập Quân binh chủng hợp thành (Lục quân – Hải quân – Không quân) là việc làm thường xuyên của quân đội bất kỳ một quốc gia nào. Vì “văn ôn võ luyện”, văn không ôn không sắc võ không luyện không tinh. Chỉ có điều diễn tập quân sự đơn phương hay đa phương.

Diễn tập đơn phương thường chỉ diễn ra trên vùng lãnh thổ, nội thủy, vùng lãnh hải và vùng trời trên không. Vượt qua phạm vi đó phải có thông báo rõ ràng: Nội dung, thời gian, địa điểm, lực lượng tham gia diễn tập với mục đích gì và không được gây phương hại, càn trở tự do hàng hải, hàng không trên vùng được tự do đi lại.

Nếu hải quân của Trung Quốc thực hiện các cuộc diễn tập đơn phương theo đúng luật pháp quốc tế như đã nói ở trên thì đó là việc bình thường. Nếu làm với dụng tâm khác thì cần phải theo dõi, phản ứng kịp thời. Đặc biệt nếu uy hiếp đến sự an toàn của quốc gia khác thì phải lên án yêu cầu không được tái vi phạm đồng thời theo dõi để đối phó.

Trung Quốc đang đặt mục tiêu “Phục hưng cao độ nước Trung Hoa vĩ đại" trong mục tiêu đó Hải quân là quân chủng quan trọng được đầu tư hiện đại hóa nhanh chóng trong thời gian qua. Về thực lực hải quân của Trung Quốc hiện nay so với các nước Asean thì có phần mạnh hơn, đông hơn nhưng so với hải quân các nước như Mỹ, Nga, Nhật Bản thì còn thua kém nhiều.

Tất cả những so sánh ấy đều là tương đối có tính thiếu ổn định, không hẳn hải quân của một nước nhỏ hơn lại yếu hơn hải quân nước lớn hơn như hải quân Israen với hải quân Ai Cập, hay hải quân Syria chẳng hạn…

PV: Một khi nổ ra xung đột quân sự tại Biển Đông, theo ông, đâu là những lợi thế chiến lược của ta về mặt quân sự để giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia?


Tướng Lê Kế Lâm: Điều tốt nhất là giữ gìn hòa bình, ổn định trên khu vực và trên Biển Đông. Vạn bất đắc dĩ có thể lực cường quyền nào đó cố tình gây ra xung đột quân sự trên Biển Đông, trên Trường Sa của Việt Nam thì chúng ta quyết không sợ không bao giờ chịu khuất phục.

 Với đường lối chiến tranh nhân dân trên chiến trường, biển đảo Việt Nam sẽ phát huy sức mạnh toàn dân cả trong nước và người Việt ở nước ngoài. Kết hợp với sức mạnh khu vực và bạn bè, đồng minh trên thế giới chúng ta nhất định đánh thắng.

Trong những năm gần đây Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, mua sắm nhiều trang thiết bị, vũ khí kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.


PV: Theo ông đánh giá, hiện nay Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Úc và Canada đang rất quan tâm đến vấn đề Biển Đông, các quốc gia này có vai trò và ảnh hưởng như thế nào trong tiến trình giải quyết tranh chấp? Việt Nam cần làm gì để tận dụng sức mạnh tổng hợp từ bên ngoài, trong công tác đối ngoại để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia?

Tướng Lê Kế Lâm: Các nước lớn nói chung đều có những chiến lược toàn cầu của riêng mình, trên chính trường thế giới họ không bao giờ bộc lộ hết, nhưng nhìn vào cách ứng xử của chính khách đương nhiệm và dự đoán xu thế phát triển của thời cuộc có thể thấy tham vọng của từng nước.

Biển Đông là một trong hai vùng biển lớn nhất của thế giới, là vùng địa Chính trị, địa Quân sự, địa Kinh tế nhạy cảm và sôi động. Các nước lớn đều quan tâm có nước quan tâm rất sâu. Trên “bàn cờ nhỏ” này không khó để thấy được nước đi chiến thuật và chiến lược của các nước lớn.

Vì thế Việt Nam phải khôn khéo, bình tĩnh, sáng suốt để nhìn thấy cái thuận lợi mà tận dụng cái gai góc để tránh. Nhưng làm gì thì làm cũng phải hiểu và ghi nhớ lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cụ Huỳnh Thúc Kháng trong năm 1946: “Dĩ Bất biến, ứng vạn biến”. Theo tôi nghĩ cái bất biến ở đây là: “Độc lập – Thống Nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam”. Còn “vạn biến” là phát triển đa chiều, đa cực đa đối tác…của thời cuộc ngoài và cả trong nước.

Xin cảm ơn thiếu tướng về cuộc trò chuyện này!




Source : giaoduc[dot]net[dot]vn

No comments:

Post a Comment