Friday, July 5, 2013

Hai nhân viên làm tại trạm Bắc Hồng đã tự ý đổi ca, không kéo chắn ngang đường sắt khiến ô tô đi tới, va chạm trực diện với tàu hỏa làm 1 người tử vong. Hai nhân viên làm tại trạm Bắc Hồng đã tự ý đổi ca, không kéo chắn ngang đường sắt khiến ô tô đi tới, va chạm trực diện với tàu hỏa làm 1 người tử vong.

Vụ tai nạn đường sắt xảy ra vào khoảng 4h20 ngày 3/2/2012 ở đoạn đường sắt giao với đường bộ, thuộc địa phận xã Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội. Khi đó, chiếc ô tô 16 chỗ chở gần chục người đi du lịch đã va chạm với tàu hỏa tuyến Hà Nội – Lào Cai. Hậu quả, lái xe ô tô Nguyễn Văn Thái tử vong tại chỗ. Hành khách trên xe bị thương tích từ 20% đến hơn 80 % sức khỏe. Liên quan tới vụ tai nạn này, cơ quan tố tụng truy tố hai nhân viên được giao nhiệm vụ trực tại trạm chắn đường ngang Bắc Hồng là Trần Huy Thư và Vũ Thị Kim Oanh. Hai người này bị truy tố tội: "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt". Cơ quan tố tụng huyện Đông Anh xác định, Oanh và Thư được phân công trực tại trạm chắn ngang Bắc Hồng từ 17h ngày 2/2/2012 đến 7h ngày 3/2/2012. Oanh là tổ trưởng đã tự ý chia ca trực với Thư. Theo đó, Thư trực từ chiều 2/2/2012 tới 0h ngày 3/2/2012, Oanh sẽ trực nửa thời gian tiếp theo. Hết giờ trực, Thư gọi cho Oanh ra thay ca vì mệt. Người này cũng nhờ Oanh nhắn vợ mình ra đón vì sức khỏe yếu không tự đi xe máy được. Vợ Thư  bận trông con nhỏ nên nhờ đồng nghiệp cùng khu tập thể đón chồng. Thời điểm xảy ra tai nạn là lúc Oanh ở trạm 1 mình. Oanh 2 lần nhận điện thoại báo giờ tàu SP4 chạy qua trạm chắn Bắc Hồng và đã vào sổ nhật trình. Theo đúng quy trình, Oanh và Thư phải trực ở đó. Khi có tàu tới, hai người này phải hạ chắn ngang, đóng chắn đường bộ, bật đèn, còi tín hiệu tàu qua, treo đèn báo an toàn cho lái tàu biết. Thế nhưng Thư và Oanh đã vi phạm kỉ luật lao động, tự ý đổi ca trực, không thực hiện đúng quy định phải đóng chắn đường bộ 90 giây trước khi tàu qua. Vì thế, anh Thái lái ô tô tới, không thấy chắn ngang nên vượt qua, đúng lúc đó tàu hỏa lao tới, đâm vào thành bên trái xe ô tô. Ngay lúc đó, Oanh gọi cho Thư, báo tới đứng đúng vị trí trực, coi như làm việc bình thường và ký vào bản tường trình mình viết. TAND huyện Đông Anh xác định, Oanh và Thư đều có lỗi, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt. Tòa tuyên phạt Oanh 7 năm tù, Thư 5 năm, 6 tháng tù. Cùng với quyết định hình sự này, tòa buộc Công ty TNHH một thành viên quản lý đường sắt Hà Thái bồi thường cho các bị hại tổng cộng trên 800 triệu đồng. Không đồng tình với phán quyết này, Oanh, Thư và Công ty Hà Thái đều kháng án. Theo Oanh, chị ta đã đóng đường ngang, bật đèn báo hiệu tàu hỏa đang tới. "Bị cáo đang thực hiện thao thác kéo cần chắn thì ô tô đi vào, do sợ nguy hiểm nên bị cáo buông cần chắn, chạy vào trong. Ô tô vẫn tiếp tục lao đến đường ray thì xảy ra tai nạn", Oanh khai. Nhưng các bị hại trên ô tô đều khẳng định không nhìn thấy đèn tín hiệu, chắn 2 và chắn ngang (chắn 1) như Oanh nói. "Tai nạn xảy ra, tôi bị văng xuống đất, nhìn thấy có người ở trong nhà đi ra", lời bị hại. Ngược lại với Oanh, Thư khai: khi nhận được điện thoại của Oanh, tới hiện trường thì chưa có ai. Khi đó, chắn 2 chưa được đóng, không thấy đèn tín hiệu. Thư là người kéo chắn, bật đèn tín hiệu. Thư nói: "Xin quý tòa xem xét giảm nhẹ tội vì bị cáo tuân theo lời phân công của chị Oanh là tổ trưởng, đổi ca trực. Hơn nữa, hôm đó bị cáo ốm, phải nhờ đồng nghiệp ở cùng khu tập thể ra đón về". Về trách nhiệm dân sự, đại diện công ty Hà Thái cho rằng mình không có trách nhiệm phải bồi thường cho các bị hại. Bời vì, ngoài việc bật đèn, kéo chắn ngang để báo hiệu tàu đi tới, gần chỗ rẽ còn có biển báo hiệu chú ý quan sát, có tàu qua, người tham gia giao thông phải tuân thủ an thoàn. Theo người đại diện công ty này, hai bị cáo không kéo chắn hay bật đèn thì lái xe cũng phải thấy biển báo, quan sát kỹ khi qua điểm giao đường sắt với đường bộ. Tai nạn là lỗi của người lái xe, công ty này không có trách nhiệm bồi thường. Sau khi xem xét toàn bộ nội dung vụ án, dựa trên kết quả thẩm vấn công khai tại tòa, HĐXX cấp phúc thẩm đã bác kháng án của bị cáo, người liên quan. Chủ tọa tuyên y án sơ thẩm, phạt Oanh 7 năm, Thư 5 năm 6 tháng tù giam. Các bên liên quan phải bồi thường về mặt dân sự cho bị hại.
Source : news[dot]zing[dot]vn

No comments:

Post a Comment